Danh sách Blog của Tôi

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

CRACK PHAN MEM RDW7.6.068 (TO HOP NOI LUC,CO KHA NANG TU BO TRI COT THEP)


RDW - Đưa TCVN vào các chương trình tính kết cấu nước ngoài
Download : 
Bộ cài  : https://www.fshare.vn/file/PHZA4FMID33X
Crack  :   
Hiện nay các phần mềm trong phân tích thiết kế kết cấu được sử dụng rộng rãi ở Việt nam như SAP2000/ETABS/STAADPRO. Tuy nhiên các phần mềm này mới chỉ dừng lại ở bước tính toán nội lực và phân tích động lực, chưa bao gồm tiêu chuẩn tải trọng, tiêu chuẩn thiết kế cùa Việt nam. RDW chính là phần mềm bổ sung tiêu chuẩn Việt nam về xác định tải trọng, tổ hợp nội lực, thiết kế và kiểm tra cấu kiện bê tông, thép, xuất bản vẽ kỹ thuật vào các phần mềm SAP2000/ETABS/STAADRO.
CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA PHẦN MỀM
1. Xác định tải trọng gió, tải trọng động đất

Trong thiết kế nhà cao tầng, một trong những việc quan trọng là xác định tải trọng ngang như gió và động đất. Đặc biệt với tải trọng động đất và gió động, phải phân tích động lực của kết cấu như tần số và biên độ dao động.

RDW trợ giúp việc kết nối với ETABS để đọc và nhận dạng sơ đồ (kích thước, cao độ tầng), phân tích các kết quả dao động (dạng dao động, biên độ dao động, tần số dao động, khối lượng tầng, khối lượng hữu hiệu...), trên cơ sở đó tính toán tải trọng gió tĩnh, thành phần động của gió theo TCVN 2737-95 và TCVN 229-1999. tải trọng động đất (tĩnh lực, phổ) theo TCVN 375-2006 , hoặc theo UBC 1994; 1997; SNHIP.

2. Tổ hợp nội lực theo TCVN 2737-1995

Tự động xác định các hệ số tổ hợp trong tổ hợp cơ bản, tổ hợp bổ sung và tổ hợp đặc biệt.

Tự động phát sinh các trường hợp tải trọng gió đổi chiều.

Tổ hợp kể đến các dạng của gió động và động đất theo căn của tổng bình phương.

Tính toán tổ hợp nội lực nguy hiểm tại các mặt cắt, tổ hợp phản lực tại chân cột vách.

3. Thiết kế và kiểm tra cấu kiện bê tông cốt thép theo TCVN 5574-1991 và TCVN 356-2005.

Thiết kế và kiểm tra diện tích cốt thép trong dầm, cột, sàn vách.

Kiểm tra cấu kiện thép như dàn, dầm và cột tiết diện chữ I (kiểu khung Zamil).

4. Tính toán xác định sơ bộ kích thước cột

Trong thiết kế BTCT, các kỹ sư thường phân vân xác định kích thước tiết diện cột như thế nào ? RDW sẽ trợ giúp xác định kích thước của cột dựa vào tĩnh tải và hoạt tải tác động trên kết cấu.

5. Môi trường đồ hoạ thân thiện, xuất các kết quả ra Excel và AutoCAD

Môi trường đồ hoạ cho phép hiển thị sơ đồ, chọn cấu kiện, thể hiện các kết quả thiết kế kiểm tra như sơ đồ thép theo khung, mặt bằng thép...Các kết quả đồ hoạ đều có thể in ấn trực tiếp hoặc xuất ra AutoCAD dạng *.DWG

Hệ thống báo cáo đầy đủ chi tiết , trình bày dưới dạng bảng tính cho các cấu kiện. Người dùng có thể xuất các báo cáo này ra Excel (*.XLS)

6. Thư viện thiết kế phong phú

Trong RDW có hệ thống thư viện thiết kế cho các cấu kiện đơn lẻ đầy đủ phong phú, có vai trò như một cẩm nang thiết kế . Thư viện thiết kế bao gồm: tính thép dầm cột bê tông, thép, tính sàn BTCT, sàn ứng lực, dàn thép, tính võng nứt cho dầm...

7. Kết nối với stCAD và Escon thành bộ phần mềm tự động hoá từ kết cấu đến dự toán

RDW xuất kết quả thiết kế sang stCAD

stCAD sẽ tự động vẽ mặt bằng kết cấu, thép dầm, cột, sàn và xuất bản vẽ sang AutoCAD (*.DWG) và tiên lượng dự toán sang Escon.

Escon sẽ tính toán đơn giá dự toán công trình.

8. Tương thích với các phiên bản mới của ETABS (v9.2...), SAP(v12...), STAADPRO

CIC hiện nay là đại lý phân phối chính thức của nhiều hãng phần mềm như AutoDesk, CSI...Do đó RDW cũng luôn song hành cùng với các phiên bản mới của hãng để kịp thời cập nhật bổ sung Tiêu chuẩn Việt nam vào các sản phẩm này.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA PHẦN MỀM

Hình 1: Màn hình làm việc chính



Hình 2: Tính toán tải trọng gió



Hình 3, 4: Thiết kế và kiểm tra Dàn thép góc/ Tên trường hợp tải và hệ số.







NHỨNG ĐIỂM MỚI TRONG PHIÊN BẢN RDW PHIÊN BẢN 7

Phần mềm RDW được phát triển liên tục từ năm 1996 đến nay, ngày càng hoàn thiện và có thêm những tính năng mới độc đáo. Phiên bản RDW phiên bản 7 đã bổ sung thêm các tính năng độc đáo mới để trợ giúp cho việc thiết kế nhà cao tầng, nhà khẩu độ lớn theo TCVN

1. Tương thích với các phiên bản SAP version 12-14; Etabs 9.6.

2. Tổ hợp nội lực khi thành phần động của gió có nhiều dạng (trong phiên bản trước là 3 dạng).

3. Tổ hợp nội lực khi động đất có nhiều dạng (trong phiên bản cũ là 3 dạng).

4. Tự động phát sinh các tổ hợp nội lực gió xiên và động đất xiên (phương X và phương Y đồng thời).



5. Thêm tính năng chạy bài toán thẩm tra kết cấu BTCT

RDW cho phép người sử dụng nhập diện tích thép cho cấu kiện dầm và cột. Và phần mềm sẽ thẩm tra diện tích thép được thiết kế có đảm bảo hay không; từ đó xuất ra các kết quả báo cáo thẩm tra.



6. Kết nối với ETABS để tính toán động đất và thành phần động của gió

Trong thiết kế nhà cao tầng, một trong những công việc khá phức tạp và tốn thời gian là xác định tải trọng ngang như gió tĩnh, thành phần động của gió, tải trọng động đất. Đặc biệt là với tải trọng động đất, gió động, phải phân tích động lực của kết cấu như tần số, biên độ dao động...

RDW trợ giúp kết nối với ETABS để đọc và nhận dạng sơ đồ (kích thước, cao độ tầng...), phân tích các kết quả dao động (dạng dao động, biên độ, tần số, khối lượng tầng, khối lượng hữu hiệu...), trên cơ sở đó tính toán tải trọng gió tĩnh theo TCVN 2737-95, thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 229-1999 ; tải trọng động đất theo TCVN 375-2006; tải trọng động đất theo SNHIP (Nga), UBC 1994;1997 (Mỹ)

7.Tương thích thêm với phiên bản SAP2000 version 12, ETABS 9.2

CIC hiện nay là đại diện của hãng CSI (Computer Structure Inc) để cung cấp các sản phẩm phần mềm đóng gói của hãng như SAP, ETABS, SAFE...Do đó, phần mềm RDW luôn luôn song hành với các phiên bản mới của CSI để cập nhật bổ sung Tiêu chuẩn Việt nam vào các sản phẩm này.

NHỨNG ĐIỂM MỚI TRONG PHIÊN BẢN RDW PHIÊN BẢN 6

1.Thêm tính năng chạy bài toán thẩm tra kết cấu BTCT

RDW cho phép người sử dụng nhập diện tích thép cho cấu kiện dầm và cột. Và phần mềm sẽ thẩm tra diện tích thép thiết kế đặt có đảm bảo hay không và kiết xuất báo cáo Đạt hay không Đạt của cấu kiện.



2. Kết nối với ETABS để tính toán động đất và thành phần động của gió

Trong thiết kế nhà cao tầng, một trong những công việc khá phức tạp và tốn thời gian là xác định tải trọng ngang như gió tĩnh, thành phần động của gió, tải trọng động đất. Đặc biệt là với tải trọng động đất, gió động, phải phân tích động lực của kết cấu như tần số, biên độ dao động...

RDW trợ giúp kết nối với ETABS để đọc và phân tích các kết quả phân tích động: dạng dao động, biên độ, tần số, khối lượng tầng, khối lượng hữu hiệu...và trên cơ sở đó tính toán tải trọng gió

3.Tương thích thêm với phiên bản SAP2000 version 8.11, 8.23, 9.03, 10, 11, 12


SAP2000 8.11, 8.23, 9.03... là phiên bản mới, với những tính năng độc đáo của CSI sau phiên bản 7.42 rất phù hợp cho thiết kế các công trình cao tầng. RDW được bổ sung hoàn toàn tương thích với phiên bản SAP2000 này.





4.Các tính năng mới trong thư viện thiết kế

Hiện nay, nhà cao tầng, nhà khẩu độ lớn đang được xây dựng ở nhiều nơi. Trong các công trình này người ta sử dụng cấu kiện sàn dự ứng lực, kể đến thành phần động của gió, thiết kế kháng chấn... Để đáp ứng nhu cầu thực tế đó trong thư viện chương trình được bổ sung thêm các tính năng sau:

- Thiết kế sàn bê tông cốt thép dự ứng lực theo tiêu chuẩn ACI.

- Tính toán tải trọng động đất theo tiêu chuẩn UBC, tiêu chuẩn xây dựng Việt nam TCXD 198:1997 (thực chất là tiêu chuẩn SNHIP





5.Tương thích với phiên bản ETABS 8.0, 8.45, 9.11, 9.2, 9.5...

ETABS là phần mềm chuyên phân tích nhà cao tầng, có tính năng rất mạnh đang được sử dụng rộng rãi ở Việt nam và trên thế giới. Cũng giống như các phần mềm SAP, STAAD, sử dụng ETABS trong điều kiện Việt nam còn có hạn chế do chưa có Tiêu chuẩn Việt nam. Tính năng này giúp kỹ sư sử dụng ETABS một cách có hiệu quả trong thiết kế nhà cao tầng

6. Khả năng thiết kế phần tử tấm vỏ (shell)

Trong phiên bản này, RDW bổ sung cho phần thiết kế cấu kiện sàn BTCT (shell – Bending Plate), vách BTCT (shell – Membrane).



7. Tổ hợp nội lực cho kết cấu nhà cao tầng

Một trong đặc trưng tính toán nhà cao tầng là phải phân tích động lực học cho nhà, tính toán các dạng tải trọng động như gió động, động đất. RDW bổ sung thêm phần tổ hợp nội lực ứng với từng dạng dao động, giảm thiểu việc nhập số liệu tải trọng trong chương trình tính toán nội lực.

8. Tổ hợp phản lực để tính móng



Phần mềm đã đưa ra các kết quả tổ hợp phản lực các nút chân cột vách. Kết quả in ra dưới dạng đồ họa thuận tiện cho việc kiểm tra và thiết kế móng.

9. Giao diện với stCAD (structure CAD)

Trong các phiên bản trước, RDW mới chỉ đưa ra bản vẽ dưới dạng tệp *.DXF, và bản vẽ này mới chỉ đáp ứng được một phần thực tế. Để thỏa mãn được yêu cầu vể bản vẽ kỹ thuật thi công là phải đầy đủ thông tin, đảm bảo tính mỹ thuật, kết nối được với các phần mềm Dự toán để tính tiên lượng... chúng tôi đã xây dựng mô đun phần mềm stCAD. Đây là phần mềm vẽ kết cấu chuyên nghiệp, sử dụng thuận tiện để vẽ các cấu kiện kết cấu theo tiêu chuẩn và theo các phong cách vẽ của các công ty tư vấn thiết kế có uy tín.

RDW phiên bản 6 đã kết nối được với stCAD cho kết quả là bản vẽ thi công mặt bằng kết cấu, dầm, cột.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI SAP – STAAD-ETABS

RDW tự động đọc các dữ liệu vào ra của SAP, STAAD, ETABS do đó khi dùng các chương trình này, bạn phải tuân theo một số quy định cụ thể sau:

A. Với chương trình STAAD

1. Số liệu được ghi các số liệu dưới dạng SINGLE (Trong STAADPRE chọn SAVE và chọn SINGLE).

2. Phải khai báo mặt cắt bằng lệnh:

SECTION 0.25 0.50 0.75 ALL

3. Phải khai báo phần in ấn bằng lệnh

PERFORM ANALYSIS PRINT ALL

PRINT MEMBER FORCES ALL

PRINT SECTION MEMBER FORCES ALL

4. Nếu trong bài toán kiểm tra kết cấu thép theo TCVN5575-91 thì thuộc tính thanh (MEMBER PROPERTY) phải được khai báo theo bảng thép do RDW tạo ra (Xem chi tiết tại phần thiết kế kiểm tra cấu kiện thép).

B. Với chương trình SAP90

1. Chương trình chỉ nhận biết được kiểu tự sinh tuyến tính nút (linear Generation).

2. Phải khai báo số mặt cắt trong mục FRAME

NSEC=5

Nếu trong môi trường SAPIN, chọn thực đơn PREFERENCES=>Nhập số mặt cắt vào trong ô soạn thảo NSEC.

C. Với chương trình SAP2000

2.Đối với version 6.11, v7.42 thì:

2.1 Chọn tất cả các phần tử thanh sau đó vào thực đơn Assign\Frame\Output Segment và nhập số đoạn chia trên thanh. Số mặt cắt sẽ bằng số đoạn chia +1.



2.2 Khai báo nội lực đưa ra tại các mặt cắt như sau:

Trong thực đơn Analyze| Set option chọn Generate Output\ Select output option\Frame Force\Select Show load và chọn các phương án tải cần tổ hợp bằng cách giữ phím Ctrl và dùng chuột chọn phương án tải đó.Chú ý chỉ chọn duy nhất mục Frame Force.



Chú ý: Nếu bạn muốn chỉ tính toán với một số phần tử, thì sau khi chạy xong chương trình SAP, trong môi trường xem kết quả, chọn những phần tử cần tính toán, vào menu File, chọn Print output Table, chọn Frame Force, chon Select Load chọn tất cả các trường hợp tải, chọn Print to File. Và khi đó, trong RDW tên file nội lực *.out bằng file vừa tạo ra.



3. Đối với version 8.0, 8.11,8.23,9.03,10,11 thì:

3.1 Định nghĩa hoặc chỉnh sửa các trường hợp phân tích. Tốt nhất là để tên của trường hợp phân tích (analysys Case) trùng với tên của trường hợp tải (Load case) định nghĩa ở bước trước.



3.2 Chọn tất cả các phần tử thanh sau đó vào thực đơn Assign\Frame\Output station và nhập số mặt cắt như trên hình vẽ:


Với các phiên bản SAP8

Sau khi chạy xong chương trình SAP, trong môi trường xem kết quả, chọn những phần tử cần tính toán, vào menu File, chọn Export/SAP2000 Ms Access Data Base *.mdb file. Sau đó chọn các mục sau:
- Input Data / All .
- Output Data / Some / Choose / Element Output / Frame Forces.







Với phiên bản SAP9,10



Chú ý trong mục Select Analysis Case chỉ cần chọn các trường hợp phân tích mà không cần chọn các tổ hợp tải trọng vì trong RDW đã có tính năng tổ hợp tải trọng rồi.



4. Đối với phần mềm ETABS version 8.0, 8.11, 8.45 thì:

(Nên sử dụng phiên bản ETAB9 vì các tính năng nhập xuất và tính toán của phiên bản này khá ổn định)

4.1 Chọn tất cả các phần tử thanh sau đó vào thực đơn Assign\Frame\Output station và nhập số mặt cắt như trên hình vẽ:



4.2 Trước khi chạy, vào trong menu Analysis chọn Set Option và chọn Save Access DB File sau đó sử dụng tên file mặc định hay đặt tên file mới bằng cách chọn nút Filename. Mục đích của lệnh này để ETABS xuất tất cả các kết quả tính toán sang cơ sở dữ liệu của Microsoft Access

5. Đối với phần mềm ETABS version 9 thì:

5.1 Chọn tất cả các phần tử thanh sau đó vào thực đơn Assign\Frame\Output station và nhập số mặt cắt như trên hình vẽ:



5.2 Xuất dữ liệu ra MDB: Vào menu File\Export\Save Input/Output As Access Data Base như hình vẽ:





Chú ý: trong mục Load Cases/Combo Result chỉ trọn các trường hợp tải mà không cần chọn các tổ hợp tải trọng vì trong RDW đã có tính năng tổ hợp tải trọng rồi. Tuy nhiên RDW trong phiên bản 6,7 có thể tính thép từ các tổ hợp tải (Load combination) của SAP, STAAD,ETABS.



Bạn có thể tham khảo cấu trúc tệp tin số liệu đầu vào của STAAD hay SAP trong các ví dụ mẫu của chương trình (RDW/VIDU/).

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RDW – THEO TỪNG BƯỚC

Bước 1: Sử dụng SAP, ETABS, STAADPRO để tính nội lực và xuất các kết quả tính toán theo quy định của phần mềm RDW .

Bước 2: Vào phần mềm RDW và chọn mở file kết quả tính toán nội lực từ SAP,ETABS hay STAADPRO bằng cách:

- Chọn lệnh mở tệp trong menu Tệp tin



-Chọn tên file cần mở: Kiểu tệp tin cho phép khai báo phần mềm tính kết cấu sử dụng là SAP, ETABS hay STAADPRO theo các phiên bản. Sau đó chọn chỉ ra tên file. Đối với sap các phiên bản 7.42 về trước thì cần cả 2 file *.$2K và *.OUT, còn với các phiên bản sau thì chỉ cần file *.MDB



-Chọn tên file cần mở:



·Đơn vị sử dụng trong phần mềm tính nội lực SAP, ETABS, STAADPRO. Người sử dụng nên chọn đơn vị là Tấn - Mét cho kết quả in ấn gọn.

·Chọn bài toán: Không gian, phẳng, dàn...

·Chọn có đọc phần tử thanh (frame), và phần tử tấm vỏ (area).

·Chọn phương của phần tử Cột và phần tử vách (thường theo phương Z).

·Chọn tiêu chuẩn tải trọng tác động để tổ hợp tải trọng (TCVN 2737-95).

·Chọn tiêu chuẩn thiết kế kiểm tra: tiêu chuẩn Bê tông cốt thép 5574-91 với cột làm việc từng phương riêng rẽ, hay kết hợp 5574-91 với dầm, cột sử dụng BS 8110....

·Khai báo cấp độ bền của bê tông (mác bê tông), thép dọc, thép đai chung cho kết cấu ( còn cấu kiện nào mác bê tông và thép khác, thì khai báo riêng trong phần gán thông số thiết kế).

·Nếu sử dụng RDW từng bước, thì phần mềm sẽ tự động chạy từng bước liên tục đến khi thiết kế xong, hiển thị kết quả trên đồ hoạ (người sử dụng ko phải vào từng mục trong các menu).

Bước 3: Khai báo số liệu tổ hợp tải trọng. Vào menu Tổ hợp nội lực và chọn Nhập số liệu theo tên trường hợp tải.Tên T.H.T là tên của trường hợp tải trọng khai báo trong phần mềm tính nội lực. Bạn phải khai báo kiểu tải:



-Tĩnh tải:

-Hoạt tải 1: Hoạt tải sử dụng

-Hoạt tải 2 Hoạt tải sử dụng. Hoạt tải 1 và 2 sẽ độc lập với nhau và trong tổ hợp nếu có cả hai hoạt tải 1 và hoạt tải 2 thì hệ số tổ hợp được xét như có 1 trường hợp hoạt tải.

-Gió X+ và Gió X- là gió thồi cùng phương (X) nhưng ngược chiều nhau (ví dụ như trường hợp gió X dương và gió X âm). Tương tự gió Y.

-Gió động phương X dạng 1 (dạng 2, dạng 3) nếu có. Gió X động sẽ được tổ hợp theo kiểu căn của tổng bình phương các gió X động. Tương tự gió động Y các dạng 1,2,3

-Động đất X dạng 1 (2,3) nếu có. Tương tự động đất Y.

-Các trường hợp tải trọng cầu trụcnếu có.

-Không tên: Khi bạn không muốn kể trường hợp tải trọng này vào tổ hợp tải.

-Tổ hợp tải: Bạn muốn sử dụng tổ hợp tải này để tính toán thiết kế.

Nhập các hệ số tổ hợp tải của trường hợp tải trọng đó trong các tổ hợp:

-T.H.C.B n1: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp cơ bản 1 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và 1 hoạt tải).

-T.H.C.B n2: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp cơ bản 1 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và 2 hoạt tải trở lên).

-T.H.C.B n3: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp đặc biệt 1 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và 1 hoạt tải đặc biệt).

-T.H.C.B n4: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp đặc biệt 2 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và 1 hoạt tải trở lên).

Nếu bạn không nhớ hệ số tổ hợp hoặc bạn muốn phần mềm tự động lấy hệ số tổ hợp trong tiêu chuẩn 2737-95 thì sau khi khai báo kiểu tải, bạn chọn nút Mặc định.

Nếu bạn chỉ nhập tải trọng gió theo 1 chiều, muốn phần mềm sẽ tạo thêm 1 trường hợp gió theo chiều ngược lại thì bạn đánh dấu vào check Tạo tổ hợp gió đổi chiều.

Bước 4: Tổ hợp nội lực và xem kết quả tổ hợp nội lực



Bạn nên chọn tất cả các phần tử, sau khi tính toán dùng các tính năng tạo báo cáo của phần mềm để in các kết quả cho phần tử.



Bước 5: Tổ hợp phản lực để tính toán móng

- Chạy tổ hợp phản lực



- Xem kết quả tổ hợp phản lực theo văn bản :





- Xem kết quả tổ hợp phản lực theo đồ họa : Tại một nút theo thứ tự từ dưới lên trên là Fx, Fy, Fz, Mx, My



Bước 6: Nhập số liệu thiết kế

-Chọn và thay đổi tiêu chuẩn thiết kế:



Nếu bạn chuyển đổi giữa các tiêu chuẩn phần mềm sẽ hiện lên thông báo:



Khi đó bê tông chuyển đổi giữa 2 tiêu chuẩn cũ TCVN5574-91 và TCVN 356-2005 theo tương đương: Ví dụ đang sử dụng bê tông mác 200 theo tiêu chuẩn 5574-91, khi chuyển sang tiêu chuẩn 356-2005 sẽ là B15.

-Chọn và gán số liệu thiết kế cho Dầm:

Dùng các kiểu chọn để chọn phần tử thanh là cấu kiện dầm. Nếu chọn theo điểm và cửa sổ (Ctr+W), thì trên đồ họa dùng chuột chỉ vào thanh đó, thanh sẽ chuyển sang chế vẽ theo kiểu ẩn (hidden); sau khi chọn xong các phần tử, ấn phím phải chuột.



Chú ý:

+ Có thể chọn theo xem theo vùng để giới hạn vùng vẽ, khi đó sẽ chọn phần tử được chính xác hơn



+ Nếu đã chọn cột theo phương Z ở bước 1, thì không cần chọn dầm mà vào trực tiếp phần số liệu thiết kế dầm, phần mềm sẽ tự động chọn các phần tử không song song với trục Z là dầm.

Sau khi chọn xong phần tử (các phần tử được chọn sẽ hiển thị màu xanh trên màn hình), vào trong menu Thiết kế kiểm tra\Số liệu thiết kế dầm để gán số liệu thiết kế dầm cho các cấu kiện Dầm:



-Chọn và gán số liệu thiết kế cho Cột:

Chọn phần tử cột giống như chọn phần tử dầm. Nếu đã khai báo cột theo phương Z thì gán số liệu thiết kế cột luôn, phần mềm sẽ tự động chọn các phần tử song song theo phương Z và gán là Cột.



-Chọn và gán số liệu thiết kế cho sàn (chỉ dùng với các phiên bản của SAP)

Chọn phần tử sàn giống như chọn phần tử dầm. Tuy nhiên để chọn nhanh các phần tử sàn, có thể chọn tất cả các phần tử (ctr+A) để gán là sàn, sau đó chọn các phần tử song song với Z gán là vách; hoặc chọn các phần tử song song tấm song song với mặt phẳng XY gán là sàn



-Chọn và gán số liệu thiết kế cho Vách (chỉ dùng với các phiên bản của SAP)





Bước 7: Tính toán thiết kế

-Tính toán thiết kế kiểm tra cho Dầm Cột Dàn:





-Tính toán thiết kế kiểm tra cho Sàn Vách:





(Chú ý: Khả năng tính toán của phần mềm là không giới hạn về phần tử – Tuy nhiên nếu số phần tử trên 10000 phần tử, thì phần thể hiện các kết quả thiết kế trên màn hình chậm và khó quan sát. Khi đó phần mềm sẽ hiện thị thông báo:



Khi đó vào menu Xem chọn xem theo vùng để xem các kết quả thiết kế theo mặt phẳng, hoặc theo các vùng:



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RDW – KẾT NỐI VỚI ETABS ĐỂ TÍNH TOÁN GIÓ VÀ ĐỘNG ĐẤT THEO TCVN

Bước 1: Chuẩn bị số liệu trong ETABS

-Nhập chính xác cao độ (elevation) của các tầng (Edit/Edit Story Data/Edit story)





-Khai báo khối lượng kết cấu (Define/Mass Source).







-Nhóm các tầng thành từng nhóm (Chọn tất cả các phần tử trong từng tầng, sau đó vào menu Assign/ Group Name; các tầng được nhóm thành từng nhóm ký hiệu từ 1- số tầng).







-Khai báo các tầng là miếng cứng (chọn các phần tử sàn , sau đó vào menu Assign/Shell-Area/Diaphram):





-Chọn bài toán phân tích động :





-Chạy kết quả tính toán và xuất các kết quả ra cơ sở dữ liệu của Access (*.mdb) (xem các quy định của phần mềm).

Bước 2: Trong RDW mở file Access do Etabs xuất ra.

Bước 3: Chọn Gió- Động đất như trên menu







-Chọn nút ETABS, để phần mềm đọc, nhận dạng và phân tích sơ đồ kết cấu, các kết quả phân tích động của ETABS.

-Chọn địa điểm xây dựng để xác định vùng áp lực và gia tốc thiết kế.

-Điều chỉnh xác nhận các số liệu, tại các bảng GioX, GioY...

-Chọn nút tính toán để phần mềm tính toán tải trọng gió tĩnh, thành phần động của gió, tải trọng động đất theo 3 tiêu chuẩn là TCVN 375-2006; SNHIP và UBC.

-Chọn nút Excel để xuất dữ liệu sang excel.

2 nhận xét:

  1. Download CSI ETABS 2016 v16.0
    http://banquyensoftware.com/download/download-csi-etabs-2016-v16-0.html

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn.
    Bạn làm ơn cho mình xin file crack phần mền RDW v7.6.68
    gmail mình là: ksngoc.th@gmail.com

    Trả lờiXóa

Chat
1